THUỐC BỔ HUYẾT THẬN TINH KIM TÂN
THÔNG TIN CƠ BẢN:
Công thức của bài thuốc gia truyền THUỐC BỔ HUYẾT THẬN TINH KIM TÂN dùng bài thuốc Cổ phương tứ vật thang làm nền, gia thêm một số vị nhằm hỗ trợ và cân bằng tính năng an toàn nhiều mặt cho người dùng. THUỐC BỔ HUYẾT THẬN TINH KIM TÂN được dùng cho cả nam, phụ, lão, ấu, có tác dụng bổ thận, bổ huyết, sinh tinh, ích tủy trị các chứng kém ăn, mất ngủ, đau lưng, đau nhức chân tay, di mộng tinh…
THÀNH PHẦN:
Đương Qui, Bạch Thược, Thục địa, Xuyên Khung, Đỗ Trọng, Liên nhục, Câu Kỷ Tử, Táo nhân, Bạch Phục Linh, Hoàng Kỳ, Ba Kích, Bạch Truật, Trần Bì.
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong Cổ phương tứ vật thang: Dùng Đương qui Vi Quân, Bạch thược Vi Thần, Thục địa Vi Tá và Xuyên khung Vi Sứ.
Đương Qui: là vị thuốc đi vào Thủ thiếu âm tâm kinh mà sinh huyết, vào Túc thái âm tỳ kinh mà thông huyết, vào Túc quyết âm can kinh mà tàng huyết; có tác dụng chính là dưỡng huyết, sinh huyết, tàng huyết và hành huyết, hoạt huyết. Trong Dược tính luận Đông Y Dược, Đương Qui là vị thuốc bổ máu trong các bài thuốc dùng cho phụ khoa như Tiêu Dao thang, Sinh Hóa thang.
Bạch thược: Có tác dụng bổ trung tiêu, đi vào tỳ tinh, thu liễm âm khí, tả tà khí. Những bệnh cần tả hạ đều là Thái âm bệnh, không thể thiếu vị thuốc này với tác dụng liễm âm, dưỡng huyết, bình can, chỉ thống.
Thục Địa: là vị thuốc chính đi vào huyết phận, cũng là vị thuốc thiết yếu dùng trong các bài thuốc trị bệnh phụ khoa, có tác dụng làm mạnh nguyên khí của thận, là vị thuốc cội nguồn sinh huyết bổ âm thủy.
Xuyên Khung: là vị thuốc thuận huyết, hành huyết, tán phong tà. Thuốc dẫn lên thượng đỉnh đầu mặt và còn có thể đi xuống huyết hải, tán phong tà ở can kinh, trị thiếu dương huyết âm kinh đầu thống, cũng là thánh dược trị huyết hư đầu thống.
Bài thuốc gia truyền BỔ HUYẾT THẬN TINH KIM TÂN ngoài tứ vật thang còn gia thêm 9 vị: Đỗ Trọng, Liên Nhục, Câu Kỷ Tử, Táo Nhân, Bạch Phục Linh, Hoàng Kỳ, Ba Kích, Bạch Truật, Trần Bì.
Đỗ Trọng: theo y học cổ truyền, Đỗ Trọng có vị ngọt tính ôn, vào hai kinh: can, thận; có tác dụng bổ can, bổ thận, cường cân cốt, an thai; chủ trì các chứng thận hư, đau lưng, liệt dương.
Liên Nhục: theo tài liệu cổ, Liên Nhục có vị ngọt tính ôn, vào kinh tâm, tỳ thận; có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh; chữa các chứng tỳ hư, sinh tiết tả (tiêu chảy), di mộng tinh, tim đập mạnh, mất ngủ.
Câu Kỷ Tử: có vị ngọt tính bình, vào 3 kinh: can, thận, phế; có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế; chủ trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn.
Táo Nhân: vị ngọt tính bình, vào 2 kinh: tâm, can; có tác dụng dưỡng tâm, an thần, liễm hản; chủ trị các chứng huyết hư tâm phiền, mất ngủ, ra mồ hôi (tự hãn và đạo hãn).
Bạch Phục Linh: vị nhạt tính bình, vào 3 kinh: tâm, tỳ, thận; có tác dụng lợi thủy thấm thấp, kiện tỳ, an thần; chủ trị các chứng tiểu khó, tiểu ít, phù, tỳ khí hư nhược, hồi hộp, mất ngủ.
Hoàng Kỳ: vị ngọt hơi ôn; có tác dụng bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, cố biểu, lợi thủy tiêu thủng; chủ trị các chứng tỳ khí hư nhược, khí huyết lưỡng suy, di chứng trúng phong.
Ba Kích: vị cay ngọt hơi ôn, vào kinh thận, có tác dụng bổ thận dương, trừ phong thấp, chủ trị các chứng liệt dương.
Bạch Truật: vị đắng hơi ngọt, tính ôn vào kinh tỳ vị. Theo y học cổ truyền, Bạch Truật có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy, cầm mô hôi và an thai; chủ trị các chứng tỳ vị khí hư, chứng thủy thủng, chứng khí hư tự hãn…
Trần Bì: vị cay hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh: tỳ, phế. Theo y học cổ truyền, Trần Bì có tác dụng lý khí điều trung, táo thấp hóa đàm. Chủ trị các chứng tỳ vị khí trê, khí hư đầy bụng ăn không tiêu, đàm thấp ứ trê, phế khí mất tuyên thông.
Tóm lại, Bài thuốc gia truyền BỔ HUYẾT THẦN TINH KIM TÂN có tác dụng bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, ích tủy; trị các chứng kém ăn, mất ngủ, đau lưng, đau nhức chân tay, di mộng tinh, suy nhược cơ thể…